Tháng mười một 8, 2024

Chứng chỉ đại lý tàu biển

 KHÓA HỌC CẤP CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 (Luật số: 95/2015/QH13) có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2017, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 242 giao Chính phủ quy định chi tiết Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển;

Căn cứ thông tư số 13/2017/TT-BGTVT ngày 28/4/2017 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về Chứng chỉ chuyên môn Đại lý tàu biển;

Căn cứ Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 và Nghị định 147/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển; Về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

Tại Điều 12 có quy định điều kiện về “Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải”.

khóa học cấp chứng chỉ đại lý tàu biển

Nhằm hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp đã, đang, sẽ kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải chuẩn hóa hồ sơ theo quy định. Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ đại lý tàu biển cho các cá nhân đang công tác trong lĩnh vực hàng hải. Chúng tôi thông báo mở lớp đào tạo và cấp chứng chỉ nhân viên đại lý tàu biển, với nội dung cụ thể như sau:

KHÓA HỌC ĐẠI LÝ TÀU BIỂN DÀNH CHO

Là các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển

Các cá nhân có nhu cầu nâng cao kiến thức và nghiệp vụ về đại lý tàu biển

Tất cả các cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực đại lý tàu biển

NỘI DUNG ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ TÀU BIỂN CHO NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

Theo quy định số 924/QĐ-CHHNV của Cục Hàng Hải Việt Nam quy định khung chương trình đào tạo nhân viên đại lý tàu biển, gồm 03 học phần:

Phần 1: Bao gồm các kiến thức về pháp luật hàng hải, hải quan, biên phòng, kiểm dịch và các điều ước quốc tế có liên quan

Các văn bản quy phạm phát luật của Việt Nam bao gồm: Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hải quan, Luật Biên giới quốc gia, Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong lĩnh vực hàng hải

Điều ước quốc tế như: UNCLOS, SOLAS, STCW, MARPOL…..và các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải mà Việt nam là thành viên

Phần 2: Chuyên sâu về nghiệp vụ đại lý tàu biển

Giới thiệu và sơ lược về tàu biển và môi trường hàng hải, hàng hải đại cương, khai thác tàu biển, thương mại quốc tế

Vai trò và mối quan hệ của nhân viên đại lý tàu biển đối với các bên liên quan, những điều cần biết của nhân viên đại lý tàu biển về các loại hợp đồng thuê tàu, quy trình công việc đại lý tàu biển tại cảng

Hướng dẫn chi tiết về chuẩn bị hồ sơ tàu; khai báo các cơ quan chức năng theo quy phạm của nhà nước;

Hướng dẫn các dạng đại lý tàu biển theo chủng loại tàu và chủng loại hàng hóa phổ biến.

Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp hàng hóa trên tàu biển; những tổn thất do va chạm hoặc tai nạn hàng hải; Vai trò của đại lý tàu trong việc phối hợp với các bên giám định: P&I và các bên liên quan thứ ba trong tranh chấp hàng hải;

Phần 3: Tiếng anh chuyên ngành

Đọc hiểu chung về tàu biển: Giới thiệu và cung cấp tữ, thuật ngữ chuyên ngành về tàu biển.

Đọc hiểu về hợp đồng thuê tàu: Cung cấp kiến thức về các loại hợp đồng thuê tàu biển, thuật ngữ thuê tàu biển.

Đọc hiểu về vận đơn và các giấy tờ liên quan khác: Cung cấp kiến thức về vận đơn, các mẫu vận đơn và các chứng từ liên quan về vận tải đường biển.

Giảng viên tham gia đào tạo đại lý tàu biển:

Là những chuyên gia có kinh nghiệm thực tế và đang công tác trong lĩnh vực hàng hải, hải quan

Chứng chỉ hoàn thành sau khóa học đại lý tàu biển:

Cuối khóa học viên đủ điều kiện được thi lấy chứng chỉ đại lý tàu biển (chứng chỉ là điều kiện bắt buộc để cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển quy định tại Mục 3, Điều 12, Chương 3, Nghị định 160/NĐ-CP ngày 29/11/2016 và Nghị định 147/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ)

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỌC VUI LÒNG LIÊN HỆ

Hotline: 0973 86 86 00  – 0979 8686 57 

Mail: dungnd@duyenhai.edu.vntuvantuyensinh@duyenhai.edu.vn

Read Previous

Bằng cấp chứng chỉ thuyền viên

Read Next

Khóa học kế toán trưởng hành chính sự nghiệp

One Comment

  • CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN, VẬN TẢI BIỂN
    ĐIỀU KIỆN KINH DOANH ĐẠI LÝ TÀU BIỂN
    Theo quy định của Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 và Nghị định 147/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển; Và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

    Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển được quy định như sau:

    Về doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu:
    – Thành lập theo quy định của pháp luật. Nếu có vốn nước ngoài thì ko vượt 49% vốn điều lệ doanh nghiệp

    Về nhân lực và tổ chức bộ máy
    – Nhân viên đại lý tàu biển 100% phải là công dân Việt Nam. Hoàn thành khóa bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ đại lý tàu biển do cơ sở đào tạo đủ chức năng, thẩm quyền cấp

    – Đội ngũ chuyên môn thực hiện kinh doanh, khai thác dịch đại lý tàu biển tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành kinh tế, hàng hải, ngoại thương, thương mại

    – Nhân sự công tác pháp chế tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành luật.
    THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

    Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
    Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
    Điều lệ quy định của công ty;
    Danh sách các thành viên, các cổ đông (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
    Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:

    Căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
    Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
    Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc

    Về chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển
    – Chứng chỉ đại lý tàu biển do cơ sở đào tạo có đủ thẩm quyền tổ chức và cấp cho người tham dự khóa học sau khi hoàn thành chương trình theo quy định của Cục Hàng hải Việt Nam

    – Khối lượng kiến thức đối với nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý tàu biển là 03 học phần, với thời lượng theo quy định là 45 tiết. Bao gồm:

    + Học phần I (15 tiết học) về kiến thức pháp luật hàng hải, hải quan, biên phòng, kiểm dịch và các điều ước quốc tế có liên quan;

    + Học phần II (15 tiết học) về nghiệp vụ đại lý tàu biển;

    + Học phần III (15 tiết học) về tiếng Anh chuyên ngành.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular